Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
TIẾP CẬN THÔNG TIN

TIẾP CẬN THÔNG TIN

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lựa chọn thực phẩm an toàn ngày Tết

Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm từ thịt, cá, trứng, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu,… Lợi dụng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết tăng cao, không ít các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chất lượng không bảo đảm an toàn, không có nhãn mác đầy đủ theo quy định và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Để Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân năm 2022 an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo: Người tiêu dùng khi mua thực phẩm chỉ chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng.
Theo đó, người tiêu dùng nên mua sản phẩm đã được các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm thực hiện tự công bố sản phẩm hoặc đã đăng ký công bố sản phẩm. Người tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin sản phẩm đã được công bố chất lượng sản phẩm trên website của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm/Ban Quản lý An toàn thực phẩm của các tỉnh/ thành phố nơi sản xuất ra thực phẩm (tại tỉnh Kon Tum có địa chỉ https://atvstpkontum.gov.vn/news/DANH-SACH-TO-CHUC-CA-NHAN-TU-CONG-BO-SAN-PHAM/).
Ngoài ra, người tiêu dùng cần quan sát kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm, bao bì phải có đầy đủ các nội dung về nhãn theo quy định như: Tên sản phẩm, thông tin nơi sản xuất, xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, định lượng, thành phần hoặc thành phần định lượng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thông tin cảnh báo. Đối với sản phẩm nhập khẩu phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt. Người tiêu dùng không lựa chọn, sử dụng thực phẩm khi có dấu hiệu bị phồng hộp.
Nếu chọn giỏ quà Tết gói sẵn trong đó có nhiều loại sản phẩm khác nhau, người tiêu dùng cần chú ý chất lượng sản phẩm bên trong, kiểm tra kỹ hạn sử dụng của riêng từng loại sản phẩm và nhờ người bán xếp thành giỏ quà.
Đối với các sản phẩm bán theo khối lượng chỉ chọn mua khi còn gắn nhãn sản phẩm trên từng giỏ hàng.
Đối với các sản phẩm mứt khô, chọn loại có màu sắc tự nhiên, hạn chế những sản phẩm có nhiều màu sắc tổng hợp; chọn sản phẩm bao bì còn nguyên vẹn, bày bán nơi thoáng mát, mới sản xuất và còn hạn sử dụng; quan sát kỹ bên ngoài sản phẩm nếu phát hiện mứt bị mốc thâm kim hay mốc xanh, mùi hôi, chảy nước, mùi chua thì tuyệt đối không mua, sử dụng.
Đối với thực phẩm tươi sống, chọn mua thực phẩm có màu sắc đặc trưng của sản phẩm, không dập nát, không có mùi lạ.
Bên cạnh đó, người dân khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, cần chủ động thông tin, báo ngay đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua số điện thoại đường dây nóng về an toàn thực phẩm nhằm có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn (cụ thể các số điện thoại đường dây nóng tại tỉnh Kon Tum gồm: Sở Y tế tỉnh Kon Tum: 096.502.1515; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Kon Tum: 0260.391.6899 – 091.404.9632; Phòng Y tế thành phố Kon Tum: 0260.391.3940)./.


Nguồn:Nguyễn Thị Thu Giang (Chi cục ATVSTP tỉnh Kon Tum) Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
THỜI SỰ
Thống kê truy cập
Hôm nay : 16
Hôm qua : 50
Tháng 05 : 258
Tháng trước : 1.494
Năm 2024 : 8.684
LIÊN KẾT